Email: sales@sacblanc.com

Du lịch trong nước

6 Món ăn cổ truyền trong mâm lễ ngày Tết ở miền Nam


Khẩu vị người miền Nam thích các món ngọt, hơn nữa thời tiết ở đây dịp Tết Nguyên Đán khá nóng so với các tỉnh ngoài Bắc và Trung, chính vì vậy những món ăn ngày Tết trong Nam có những đặc điểm và hương vị rất riêng biệt, nổi tiếng là các món: thịt kho hột vịt, bánh tét, dưa giá, canh khổ qua nhồi thịt,…
Xem thêm:
Tour du lịch Sài Gòn – Củ Chi
Tour du lịch miền tây


1. Thịt kho hột vịt
Tết của người dân Bắc Bộ không thể thiếu món thịt đông béo ngậy thì miền Nam do thời tiết nóng, không thể nấu thịt đông nhưng lại có món thịt kho hột vịt với hương vị thơm ngon không kém. Món ăn này còn có tên gọi khác là thịt kho nước dừa, thịt kho rượu như đã nói lên hết nguyên liệu để làm nên món thịt này.


Nguyên liệu để cho ra một tô thịt kho ngon đúng điệu cần có thịt ba chỉ thái làm miếng vuông vắn to gấp 3 lần thịt kho bình thường, hột vịt luộc cắt làm đôi, nước cốt dừa béo ngậy, gia vị mắm tỏi hòa quyện hoàn hảo. Thịt ngon nhất được nấu trong nồi đất, gia vị ngấm vào từng thớ thịt, hương thơm ngọt ngào những miếng thịt mềm tơi, đặt ra đĩa màu vàng nâu bắt mắt, ăn với cơm nóng là không chê vào đâu được. Món ăn này ngon hơn là ăn kèm với dưa giá, vừa không bị ngấy mà vẫn giữ được vị tươi ngon, trong mâm cỗ ngày tết của người miền Nam không thể thiếu món thịt kho hột vịt như một thông lệ từ lâu đời.

2. Canh khổ qua nhồi thịt
Khổ qua hay mướp đắng là loại rau quả có vị đắng khó ăn nhưng lại mang trong mình nhiều công dụng: kích thích ăn uống, giải độc, tiêu diệt tế bào ung thư,… vì vậy mà mướp đắng thường được sử dụng để làm thuốc cũng như chế biến làm đồ ăn. Nhưng vì vị khá đắng nên những món ăn từ mướp đắng phải được chế biến cẩn thận, một trong những món ngon nhất từ mướp đắng phải kể đến canh khổ qua nhồi thịt – món ăn phổ biến trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam.


Canh khổ qua được nấu bằng cách: trái khổ qua sơ chế kĩ, cắt 2 đầu nạo sạch ruột, rạch một đường trên thân; đem nhồi hỗn hợp thịt lơn băm với hành tím, nấm, trứng, gia vị,… sau đó dùng hành lá buộc lại; đun nước sôi, thả những trái khổ qua đầy thị vào nồi và hầm từ 1- 2 tiếng cho khổ qua mềm hẳn. Bát canh khổ qua không đắng mà mát ngọt, nước dùng thanh thanh hòa với vị ngon của thịt tạo thành món ăn ngon lành đầy đủ chất dinh dưỡng và để giải nhiệt rất tốt. Người miền Nam cũng chọn nấu món này vào đầu năm cũng vì cái tên “khổ qua” với mong muốn tất cả những nỗi khổ đau của năm cũ sẽ sớm qua và năm mới tươi sáng hơn sẽ đến.

3. Dưa giá
Là món dưa muối ngon miệng và tốt cho hệ tiêu hóa, người miền Nam làm dưa giá để ăn trong những ngày Tết vừa giúp ăn ngon miệng, khi ăn kèm các món béo ngậy sẽ bớt ngấy hơn. Dưa giá được muối chua ngọt từ các loại rau củ như cà rốt, cùng giá đỗ, hẹ, muối xổi hay muối chua đều ngon.


Dưa giá ăn kèm với cơm, cuốn bánh tráng, đặc biệt là ăn với thịt kho hột vịt béo ngậy. Vị chua chua, ngọt ngọt, thanh thanh của dưa giá chỉ có làm tăng lên chứ không hề ảnh hưởng đến vị thơm ngon các món khác ăn kèm, vì vị chua nhẹ tự nhiên nên các món ăn dù có ngấy đến đâu cũng trở nên dễ ăn hơn khi ăn cùng dưa giá.

4. Lạp xưởng
Lạp xưởng là món ăn phổ biến của của người miền Nam, người miền Nam mua hoặc tự làm lạp xưởng để ăn hoặc đãi khách đến chơi như một món quà đầu năm đầy ý nghĩa.

Lạp xưởng trong Nam có nhiều loại: lạp xưởng khô, lạp xưởng tươi, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá,… rất dễ kết hợp với món ăn khác cho ra một món ăn hoàn toàn mới mang hương vị đặc trưng của lạp xưởng. Lạp xưởng cũng có nhiều cách chế biến: hấp, nướng, chiên; để ăn không hoặc đem làm nguyên liệu để chế biến thành những món ăn khác đều thơm ngon khó cưỡng.

5. Bánh tét
Bánh tét là món bánh truyền thống không thể thiếu trong mâm cố cúng gia tiên của người miền Nam và Trung tự như bánh chưng của Bắc bộ vậy.

Tuy nhiên cùng là bánh tét, tại miền Trung người dân yêu thích sự giản dị mộc mạc truyền thống thì bánh tét miền Nam đã có sự cải tiến rất nhiều từ hình dáng, đến màu sắc, hương vị.
Có 2 loại là bánh tét nhân mặn và nhân ngọt; bánh nhân mặn làm từ đỗ xanh, thịt mỡ nay lại có cả nhân lạp xưởng, trứng muối, nhân hải sản,…; bánh nhân ngọt lại được ưa chuộng các vị chuối, đậu đỏ, đậu xanh. Phải kể đến những loại bánh tét đặc trưng của miền Nam: bánh tét mật cật – Phú Quốc, bánh tét lá cẩm, bánh tét Trà Cuôn, bánh tét cốm dẹp, bánh tét ba nhân,…làm cho mâm cơm ngày Tết thêm muôn màu muôn vị.

6. Củ kiệu tôm khô
Bên cạnh món dưa giá muối thì củ kiệu tôm khô cũng là món ăn giải ngấy rất hữu hiệu. Củ kiệu miền Nam không giống với miền Trung ăn kèm với bánh tét mà món này kết hơp với tôm khô để trở thành món ăn riêng.

Củ kiệu sau khi muối chua, sẽ được rắc thêm ít gia vị chua cay ngọt, cộng thêm tôm khô tạo hương vị rất ngon và đặc biệt.Ngày Tết, khách đến chơi nhà, bên cạnh những món béo ngậy giàu dinh dưỡng như thịt kho hột vịt, bánh tét, lạp xưởng,... thì đĩa củ kiệu muối tôm khô chua chua ngọt ngọt cay cay vừa giúp cho hương vị món ăn thêm thơm ngon lại giảm đi phần béo ngấy, giúp ăn được nhiều hơn và ngon miện hơn.



Tin liên quan

công ty du lịch uy tín du lịch biển đảo hè 2019