Email: sales@sacblanc.com

Du lịch trong nước

10 đặc sản hấp dẫn du lịch Ba Bể - Bắc Kạn


Không chỉ nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hữu tình hấp dẫn du lịch mà Ba Bể còn nổi bật với những món ăn đặc sản dân giã mà chỉ nơi đây mới có. Với tài nghệ và bàn tay khéo léo của con người cùng với sự phong phú về nguyên liệu, những người dân tộc Tày đã tạo ra những món ăn đặc sản mang đậm bản sắc của sông nước núi rừng Ba Bể - Bắc Kạn, nức tiếng gần xa.

1. Cá nướng Ba Bể
Ba Bể được thiên nhiên ưu ái cho nguồn tài nguyên vô cùng phong phú. Hàng ngày người dân nơi đây đến hồ Ba Bể để đánh bắt tôm, cá về chế biến những món ăn phục vụ nhu cầu hàng ngày và cả khách du lịch. Cá nướng là một trong những đặc sản nổi bật tại Ba Bể - Bắc Kạn được nhiều khách du lịch yêu thích.

ca nuong dac san ba be bac can

Cá được lựa chọn kỹ càng và được đánh bắt hoàn toàn thủ công. Những con cá nhỏ như ngón tay, được tẩm ướp gia vị, kẹp trên thanh tre và nướng vàng cho đến khi dậy mùi thơm. Khi ăn có vị ngọt thơm, chắc thịt, giòn giòn. khách du lịch rất thích thưởng thức món này cùng với rượu ngô khi đang đi thuyền du ngoạn trên hồ Ba Bể.

2. Tôm chua Ba Bể
Từ ngày xa xưa, do tôm cá đánh bắt được nhiều nên người dân khu vực Ba Bể không chỉ đem ra chế biến những món thông thường mà còn biết làm những món như tôm chua, cá chua để có thể lưu giữ được lâu hơn.

Tom chua ba be bac kan

Cho đến ngày nay thì nghề làm tôm chua đã trở nên gắn bó với đời sống người dân địa phương. Thịt tôm sau khi được làm sạch sẽ đem đi trộn với các nguyên liệu khác rồi ủ kín. Sau một khoảng thời gian nhất định đủ để tôm ngấm vị, người dân sẽ đem tôm ra chế biến. Thịt tôm lúc này có vị thơm, chua dìu dịu và thường được ăn cùng với thịt chân giò hoặc ba chỉ luộc để làm dậy lên hương vị của nó. Đây là món đặc sản khiến khách du lịch ăn một lần là nhớ mãi hương vị đặc trưng của nó.
Tham khảo thêm: Tour ghép Ba Bể - Bản Giốc 3 ngày

3. Bánh ngải
Dân tộc Tày có một loại bánh rất riêng mà không dân tộc nào có, đó chính là bánh ngải. Món bánh này rất giống với bánh dày nhưng khi ăn lại cho vị hoàn toàn khác biệt. Bánh có màu xanh đặc trưng, lại có mùi thơm của ngải cứu. Để làm bánh này, người dân đã lựa chọn loại gạo nếp nương ngon nhất để chế biến.

banh ngai dac san bac kan

Bánh ngải rất dễ ăn, vừa thơm ngon, dẻo dẻo lại thanh mát mà không ngấy. Sự hòa quyện giữa vị hăng của lá ngải cùng với vị ngọt dẻo của gạo nếp và đường làm nên hương vị rất riêng, đậm chất núi rừng, hoang dã.

4. Miến dong Na Rì
Miến dong là đặc sản của Na Rì, Bắc Kạn. Miến được chế biến hoàn toàn thủ công từ tinh bột nguyên chất của những củ dong riềng trồng trên đèo Áng Toòng. Nhờ sự tài tình và bàn tay khéo léo mà con người đã chế biến ra món miến thơm ngon, giữ trọn hương vị và màu sắc.

Do không sử dụng hóa chất nên miến có màu rất tự nhiên là vàng hoặc trong đục, sợi miến dai, thơm mùi dong riềng, để lâu cũng không bị nát như những loại miến khác. Đây chính là nét đặc biệt của miến dong Na Rì. Miến được sử dụng để chế biến ra nhiều món ăn khác nhau, phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

5. Các loại rau rừng
Ba Bể nổi bật với nhiều loại rau khác nhau mà ở những khu vực khác khó tìm thấy được, mỗi loại lại có hương vị riêng.

Rau sắng: Hay còn gọi là rau ngót rừng, đây là loại rau được người dân nơi đây sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn.

rau sang bac kan

Không giống như các loại rau khác, trồng rau sắng rất mất thời gian, khoảng 3 -5 năm mới có thể hái lần đầu tiên, muốn thu hoạch được số lượng rau lớn thì phải mất khoảng 10 năm. Lá rau có thể sử dụng để nấu canh với thịt băm hoặc cá. Những chùm rồng rồng của loài cây này có thể nấu canh hoặc xào thịt bò rất ngon. Quả sắng cũng có thể ăn được, hạt của quả này đem ninh xương sẽ cho vị ngọt bùi.

Rau bồ khai: Còn có tên gọi khác là rau dạ hiến. Loại rau này có thể kiếm được ở trên những vách núi đá cheo leo. Ngọn rau nhìn giống như cây tầm gửi, rau mọc bám vào thân cây để vươn ra đón ánh sáng. Rau được sử dụng để chế biến ra những món ăn rất quen thuộc. Có thể đem xào tỏi, xào thịt bò, được dùng làm phở hay mì xào mang lại hương vị rất riêng biệt. Đây được coi là loại thuốc quý của người dân vùng này.

Rau dớn: Đây là một loại rau rừng mọc ở các khu vực ẩm ướt ngay gần khe đá. Rau dớn rất dễ tìm thấy, rất bổ dưỡng và có khả năng chữa bệnh rất tốt. Rau không giữ được độ tươi lâu nên khi được hái về sẽ đem chế biến ngay để giữ được hương vị đậm đà của nó.

6. Khâu nhục
Khâu nhục là đặc sản rất hấp dẫn của Bắc Kạn. Món ăn này được chế biến rất kỳ công bởi bàn tay tài ba của người dân. Khoai được chọn để làm món này phải là khoai môn Bắc Kạn, thịt phải là ba chỉ ngon được luộc sơ qua rồi mới đem quay. Khi xếp lên đĩa, cứ một miếng khoai thì lại xếp một miếng thịt. Nhân của của món ăn cũng được chế biến công phu, mất khoảng 5 tiếng để hấp cách thủy.

khau nhuc bac kan

Cả quá trình làm món khâu nhục đều rất mất thời gian, từng bước một đều được làm tỉ mỉ để cho ra được món ăn ngon nhất, hoàn hảo nhất. Vì được làm kỳ công nên thành quả vô cùng hấp dẫn: thịt thơm mềm, khoai ngọt bùi, ăn một lần là nhớ mãi. Cũng vì thế mà Khâu nhục thường được phục vụ vào những ngày lễ tết hay đám hỏi.

7. Măng vầu
Măng vầu là một loại măng đắng của người dân Bắc Kạn. Loại măng này lúc mới nhú còn có vị ngọt ngọt xen lẫn với vị hơi đắng đắng, cay cay nhưng khi măng già thì lại cho vị rất đắng. Măng vầu có thể sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn khác nhau nhưng hấp dẫn khách du lịch, nhất là măng luộc chấm mắm tôm chanh tỏi ớt, chỉ có ăn như thế mới có thể cảm nhận rõ nét những hương vị đắng chát, cay cay của món ăn từ núi rừng này.

8. Bánh Coóc Mò
Coóc Mò là một loại bánh của dân tộc Tày. Bánh có hình dạng khá giống bánh gio nhưng cách làm lại khác hẳn. Bánh Coóc Mò được gói bằng lá chuối, có màu xanh rền, làm từ gạo nếp nương cho độ dẻo thơm ngon, bên trong còn có nhân lạc đỏ.

banh cooc mo

Bánh ăn không ngán, thích hợp với tất cả mọi người. Món bánh này có thể được sử dụng như món điểm tâm sáng, hấp dẫn khách du lịch tới đây.

Tham khảo thêm Tour ghép Ba Bể - Hua Mạ 2 ngày

9. Xôi Đăm Đeng
Xôi Đăm Đeng được coi là món ăn mang lại may mắn và tốt lành cho người dân nơi đây. Món ăn này được chế biến hoàn toàn từ gạo nếp nương thơm ngon. Xôi được làm nhiều màu. Điều đặc biệt ở đây là màu sắc của món xôi là hoàn toàn tự nhiên. Người dân nơi đây đã lên rừng hái những loại cỏ cây hoa lá nhiều màu sắc về đun nước để ngâm gạo trước khi đồ xôi. Chính vì thế mà xôi được nấu lên có màu rất tự nhiên, hạt bóng mẩy, dẻo thơm.

soi dam deng

Món xôi này được làm từ những hương liệu của núi rừng nên cho hương vị rất thiên nhiên, hoang dã. Thưởng tức món này có thể ăn kèm với muối vừng hoặc ruốc thịt, tùy theo khẩu vị của mỗi người.

10. Mứt mận
Mứt mận là đặc sản rất riêng của người dân Bắc Kạn. Người dân nơi đây thường dùng mứt mận để thiết đãi khách đến chơi nhà, khi đi xa cũng sẽ mang theo để làm quà. khách du lịch đến đây có thể thưởng thức món này và mua về làm quà cho người thân.

 



Tin liên quan

công ty du lịch uy tín du lịch biển đảo hè 2019